Hướng dẫn sử dụng máy biến tần một cách đơn giản và hiệu quả

Biến tần là gì?

Biến tần, còn được gọi là bộ biến tần hay inverter, là một thiết bị điện tử được sử dụng để điều chỉnh tần số của dòng điện xoay chiều (AC) cấp cho động cơ. Thông qua việc thay đổi tần số này, biến tần có thể điều chỉnh tốc độ quay của động cơ mà không cần thay đổi nguồn điện cung cấp. Điều này giúp tối ưu hóa hiệu suất làm việc của động cơ, tiết kiệm năng lượng và kéo dài tuổi thọ của các thiết bị cơ khí.

Tại Việt Nam, tần số điện lưới chuẩn là 50Hz, và biến tần cho phép điều chỉnh tần số này linh hoạt để phù hợp với yêu cầu vận hành cụ thể của từng loại động cơ.

Cách sử dụng máy biến tần một cách đơn giản và hiệu quả

Chạy đa cấp tốc độ: Các cấp tốc độ (tần số) được cài đặt sẵn trong biến tần. Biến tần sẽ chạy ở tần số tương ứng với giá trị đầu vào.

Điều khiển qua truyền thông: Sử dụng các mạng truyền thông như RS 485, 422, Modbus RTU, ASCII hoặc các chuẩn truyền thông phức tạp khác. Các thiết bị điều khiển thường là PLC, HMI, hoặc các card điều khiển.

Sử dụng biến trở: Dùng biến trở dạng chiết áp (3 chân, dạng xoay volume) để điều chỉnh tần số của biến tần. Các lệnh điều khiển như chạy tới, chạy lui, dừng được thực hiện qua các nút nhấn được nối vào ngõ vào của biến tần.

Sử dụng bàn phím trên biến tần: Bao gồm các phím tăng giảm (hoặc núm xoay) để thay đổi tần số. Các nút RUN (chạy), STOP (dừng), FOR (chạy tới), REV (chạy lùi) được bố trí khác nhau tùy theo loại biến tần.

Lợi ích khi sử dụng biến tần

  • Hiệu suất làm việc của máy cao
  • Quá trình khởi động và dừng động cơ êm dịu, kéo dài tuổi thọ của động cơ và các bộ phận cơ khí.
  • An toàn, tiện lợi, giảm thiểu bảo dưỡng, giảm bớt số nhân công phục vụ và vận hành thiết bị công nghiệp.
  • Tiết kiệm điện năng trong quá trình khởi động và vận hành.
  • Thời gian hoàn vốn nhanh cho động cơ chạy dưới công suất thiết kế.

Ứng dụng cụ thể của biến tần

  • Điều khiển động cơ không đồng bộ với công suất từ 15 đến trên 600 kW.
  • Điều chỉnh lưu lượng của bơm, lưu lượng không khí của quạt ly tâm, năng suất máy, năng suất chuyền, băng tải.
  • Ổn định lưu lượng, áp suất trong các hệ thống bơm nước, quạt gió, máy nén khí… ngay cả khi nhu cầu sử dụng thay đổi.
  • Điều khiển chính xác quá trình khởi động và dừng động cơ trong hệ thống băng tải.
  • Biến tần có công suất nhỏ (từ 0,18 – 14 kW) có thể được sử dụng để điều khiển các máy công tác như cưa gỗ, khuấy trộn, xao chè, nâng hạ…

Lưu ý khi sử dụng biến tần

  • Duy trì nhiệt độ tại phòng điều khiển ở mức 22ºC.
  • Phòng đặt tủ biến tần cần khô ráo, không có chất ăn mòn hay bụi bẩn.
  • Tủ đựng biến tần phải có khả năng thông gió tốt hoặc có quạt thông gió.
  • Không tự ý mắc nối hay thay đổi các tham số đã được thiết lập bởi kỹ sư của hãng.
  • Không chạm tay vào máy khi máy đang vận hành vì tấm tản nhiệt có thể đạt nhiệt độ lên đến 800ºC.
  • Không chạm tay vào các linh kiện trên bo mạch của biến tần.
  • Không để chất kim loại rơi vào bo mạch.
  • Ngắt nguồn điện trước khi bảo trì.
  • Khi ngắt nguồn, điện vẫn còn trong tụ điện DC với điện áp cao, cần chờ 15 phút để tụ xả hết điện năng tích trữ trước khi tiếp tục sử dụng.
  • Nối tiếp đất cho biến tần để tránh hiện tượng rò điện.
  • Bảo dưỡng định kỳ tối đa 2 năm/lần.
  • Việc lắp đặt và bảo trì biến tần khá phức tạp, nên sử dụng đội ngũ chuyên gia, kỹ sư có chuyên môn và kinh nghiệm.

Bài viết cùng chủ đề

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *